CHIẾN ĐẤU VÌ ĐỘC LẬP TỰ DO
29/12/2020 663
Hoà bình chưa được bao lâu thì chiến tranh biên giới xảy ra, nhạc sĩ Phạm Tuyên lại viết ca khúc Chiến đấu vì độc lập tự do đúng vào đêm 17/ 2/ 1979 khi nghe Đài báo tin quân giặc tràn đến biên cương nước ta. Và hàng triệu người dân yêu nước đã nghe bài hát ấy như một lời giục giã khẩn thiết của lòng mình. Lời ca và nhạc điệu của ca khúc Chiến đấu vì độc lập tự do nghe sao da diết lạ thường: “Việt Nam! Ôi nước Việt yêu thương/ Lịch sử đã trao cho Người một sứ mạng thiêng liêng/ Mang trên người còn lắm vết thương/ Người vẫn hiên ngang ra chiến trường/ Vì một lẽ sống cao đẹp cho mọi người: Độc lập – Tự do!”. Bài hát cũng đã gợi lên ở người nghe lòng tự hào với những chiến công hiển hách trong lịch sử của dân tộc ta:”Đất nước của ngàn chiến công vẫn sục sôi khí thế hào hùng/ Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa đang gọi tiếp theo những bản hùng ca!”
Hoà bình chưa được bao lâu thì chiến tranh biên giới xảy ra, nhạc sĩ Phạm Tuyên lại viết ca khúc Chiến đấu vì độc lập tự do đúng vào đêm 17/ 2/ 1979 khi nghe Đài báo tin quân giặc tràn đến biên cương nước ta. Và hàng triệu người dân yêu nước đã nghe bài hát ấy như một lời giục giã khẩn thiết của lòng mình. Lời ca và nhạc điệu của ca khúc Chiến đấu vì độc lập tự do nghe sao da diết lạ thường: “Việt Nam! Ôi nước Việt yêu thương/ Lịch sử đã trao cho Người một sứ mạng thiêng liêng/ Mang trên người còn lắm vết thương/ Người vẫn hiên ngang ra chiến trường/ Vì một lẽ sống cao đẹp cho mọi người: Độc lập – Tự do!”. Bài hát cũng đã gợi lên ở người nghe lòng tự hào với những chiến công hiển hách trong lịch sử của dân tộc ta:”Đất nước của ngàn chiến công vẫn sục sôi khí thế hào hùng/ Những Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa đang gọi tiếp theo những bản hùng ca!”
Bài hát được phát đi trên Đài TNVN gây xúc động mạnh cho mọi người, từ các nơi: Tây Bắc, Tây Nguyên, Khu 5, Nam Bộ, nhiều lá thư gửi về Đài nói lên cảm tưởng của họ, những người đang sống vào thời điểm, khi mà chúng ta vừa mới thoát khỏi cuộc chiến tranh chống xâm lược Mỹ và chỉ mới hưởng hoà bình chưa được bao lâu thì phải bước vào một cuộc chiến đấu mới. Các chiến sĩ trong lực lượng vũ trang phổ biến cho nhau ca khúc này và coi đây là lời động viên đầy tâm huyết. Nhiều người trong giới nhạc cũng nói lên niềm khâm phục tài năng viết ca khúc chính trị nhanh nhạy mà đầy sức lay động của nhạc sĩ Phạm Tuyên ở những thời điểm lịch sử như thế này.
Năm 2004 Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cho xuất bản tập nhạc đồ sộ Những khúc quân hành vượt thời gian, nhiều khúc quân hành có giá trị (kể cả một số ca khúc của Nhạc sĩ Phạm Tuyên) đã có mặt trong đó. Nhưng tiếc thay ca khúc Chiến đấu vì Độc lập – Tự do có sức lay động lòng người trong chiến tranh biên giới lại không được đưa vào. Thấy tiếc quá, một số đồng chí trong Hội đồng biên tập đề nghị với tác giả của nó là nên thay cụm từ “Quân xâm lược bành trướng dã man” bằng cụm từ khác mà không có chữ bành trướng cho đỡ nhạy cảm. Nhạc sĩ Phạm Tuyên nhất định không đồng ý vì ông muốn giữ lại tính lịch sử của tác phẩm. Và khúc quân hành nổi tiếng đó đã không có mặt trong tập nhạc Những khúc quân hành vượt thời gian! Phải chăng “người ta” cứ muốn quên đi một chặng đường đấu tranh bi hùng của đất nước, nhưng làm sao có thể quên được? Chúng ta vẫn phải ghi nhớ và ghi nhớ đến muôn đời, vì đó là lịch sử! Cái gì của lịch sử hãy trả lại cho lịch sử!
(Trích Hồi ký Chúng tôi đã sống như thế của PGS – TS Nguyễn Ánh Tuyết)